Đẹp, sang, đẳng cấp – gỗ đinh hương là dòng gỗ gì mà lại được nhiều đại gia và người mê gỗ săn tìm đến vậy? Dòng gỗ này có đặc điểm gì? Giá thành có đắt không? Mời bạn cùng NamZ tìm hiểu tất tần tật về gỗ đinh hương qua bài viết sau.
1. Tìm hiểu về gỗ đinh hương
Gỗ đinh hương là gì?
Là một loại cây gỗ có nguồn gốc từ Indonesia, cây gỗ đinh hương du nhập và được trồng và phát triển tại Việt Nam từ rất lâu đời. Ngày nay, gỗ đinh hương được trồng nhiều ở khu vực miền Bắc, tại các tỉnh như: Hoà Bình, Lạng Sơn, Ninh Bình,… và miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế,…
Trong bộ tứ thiết Đinh – Lim – Sến – Táu – 4 loại gỗ quý chất lượng cao được người Việt truyền miệng, chữ Đinh chính là chỉ gỗ đinh hương. Gỗ đinh hương thuộc nhóm II trong bảng phân loại gỗ – thuộc nhóm những dòng gỗ đắt đỏ nhất hiện nay.
Gỗ có màu đỏ vàng đặc trưng, mùi của dầu gỗ tiết ra thơm dịu nhẹ. Cây gỗ đinh hương khi ngâm nước chuyển thành màu vàng, khi cây để bên ngoài một thời gian lại trở về màu xám.
Cây gỗ trưởng thành có thân to, đường kính từ 70cm đến 80cm, cây cao lớn tới 20m. Chất lượng gỗ vượt trội, tỷ trọng lớn, vân gỗ đẹp mắt, mùi thơm nhẹ, hầu như không bị mối mọt tấn công.
Cây gỗ đinh hương trưởng thành cao lớn với đường kính thân từ 70cm đến 80 cm.
Đặc điểm nhận biết gỗ đinh hương
Để nhận biết gỗ đinh hương, bạn nên quan sát và chạm vào tấm gỗ thô chưa qua xử lý. Một số yếu tố đặc trưng để bạn nhận biết là:
- Về đặc điểm bên ngoài: gỗ màu đỏ hơi đậm pha vàng đẹp mắt. Vân gỗ dàn đều khắp mặt gỗ, đẹp và sống động bậc nhất trong các loại gỗ hiếm.
- Khi chạm vào, bạn cảm nhận thớ gỗ mát tay, trơn mịn.
- Mùi gỗ thơm dịu nhẹ là mùi từ dầu gỗ tỏa ra. Mùi hương này cũng bảo vệ gỗ khỏi bị sâu mọt tấn công.
Gỗ đinh hương còn có khả năng chịu lực lớn, chống được va đập. Khi chế tác thành nội thất hầu như không cong vênh qua thời gian. Bởi vậy, từ xưa, gỗ đinh hương đã rất được ưa chuộng.
Gỗ đinh hương có màu đỏ gần giống với gỗ hương nhưng xen vàng nhiều hơn, vân gỗ đều và đẹp.
Ưu – nhược điểm của gỗ đinh hương
Ưu điểm
Gỗ đinh hương sở hữu nhiều ưu điểm của các loại gỗ quý nhóm II như:
- Tính thẩm mỹ cao, tăng sự sang trọng cho không gian.
- Có vân gỗ đẹp bậc nhất trong số các loại gỗ quý.
- Độ cứng cao, chắc chắn.
- Mùi hương thơm nhẹ mang tới sự dễ chịu, thư thái.
- Chịu lực tốt, hầu như không cong vênh, nứt, gãy.
- Hầu như không mối mọt qua thời gian.
- Càng sử dụng càng bóng, sáng đẹp.
Nhược điểm
Hạn chế duy nhất của gỗ đinh hương là giá thành cao và nguồn cung ngày càng khan hiếm.
Gỗ đinh hương có giá thành cao và nguồn cung gỗ ngày càng khan hiếm
Phân loại gỗ đinh hương
Ngoài Việt Nam, gỗ đinh hương còn có thể trồng ở Lào, Nam Phi. Do đó, hiện nay trên thị trường gỗ, chia theo xuất xứ, gỗ đinh hương được phân thành 3 loại: đinh hương Việt Nam, gỗ đinh hương Lào và đinh hương Nam Phi.
Theo màu sắc, gỗ đinh hương gồm 4 loại: đinh hương đỏ, vàng, xám và trắng.
- Đinh hương vàng: rắn chắc, nặng, hầu như không nứt, không hề cong vênh. Mùi gỗ phảng phất hương cay nhẹ, vân gỗ vàng sáng tự nhiên.
- Đinh hương đỏ: chất lượng tương đương với đinh hương vàng nhưng mùi gỗ thơm dịu nhẹ hơn. Các vân gỗ có xu hướng hòa trộn với nhau, không rõ vân như các loại khác nhưng chính điểm đặc biệt này lại mang đến nét đẹp riêng.
- Đinh hương trắng: gỗ có màu vàng nhạt hoặc hơi trắng. Đây là màu sắc của cây đinh hương đang trong giai đoạn phát triển, chất lượng không bằng đinh hương đỏ hay vàng, vân gỗ cũng chưa đẹp bằng nhưng gỗ rắn chắc, độ bền không hề thua kém các dòng gỗ quý khác.
- Đinh hương xám: là loại gỗ đinh hương có vỏ màu xám, vân gỗ ấn tượng, chất lượng gỗ tương đương với đinh hương đỏ hay đinh hương vàng. Đây là dòng gỗ được nhiều người sành gỗ cực kỳ yêu thích.
Hiện nay gỗ đinh hương được phân loại theo nguồn gốc hoặc theo màu sắc.
Công dụng của gỗ đinh hương
Với nhiều ưu điểm vượt trội, gỗ đinh hương được ứng dụng rất phổ biến trong cuộc sống, trong đó công dụng chính là chế tác thành nội thất.
- Gỗ đinh hương làm giường ngủ, bàn trang điểm không chỉ đẹp còn có mùi thơm dịu nhẹ giúp gia chủ thoải mái, ngủ ngon giấc.
- Gỗ đinh hương làm bàn ghế, sofa, sập, chiếu ngựa, phản, kệ gỗ,…nhờ khả năng chịu được trọng lượng nặng, hầu như không cong vênh, rạn nứt, không mối mọt.
- Gỗ đinh hương làm làm tủ thờ, bàn thờ, sập thờ, lục bình gỗ,…nhờ tuổi thọ lâu bền, có tính phong thuỷ.
- Gỗ đinh hương còn được dùng trong xây dựng nhà gỗ như làm trần nhà, cầu thang, ốp sàn, dầm, xà nhà,… tạo nên những công trình bền vững sánh ngang đời người.
- Gỗ đinh hương làm bàn trà với mùi thơm dịu nhẹ xua đuổi côn trùng, tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.
Ứng dụng của gỗ đinh hương trong thi công nội thất
Sau đây là một số ứng dụng của gỗ đinh hương trong thi công nội thất.
Cửa nhà làm từ gỗ đinh hương, bền bỉ và sang đẹp
Cửa gỗ đinh hương cho những gian nhà cổ, nhà truyền thống.
Bàn ghế gỗ đinh hương với màu đỏ cánh gián tươi nhuận, tinh xảo được rất nhiều gia đình Việt yêu thích
Bàn và ghế mỹ nghệ từ gỗ đinh hương
Bàn trà nhỏ từ gốc đinh hương độc đáo và lạ mắt
Sofa từ gỗ đinh hương cho căn hộ hiện đại.
Bàn ghế đỉnh rồng gỗ đinh hương sang trọng
Sập thờ từ gỗ đinh hương
Đồ thủ công mỹ nghệ từ gỗ đinh hương
Cặp gà trống mái được tạc từ gỗ đinh hương đỏ dùng để trang trí phòng khách, phòng ngủ.
Tượng di lặc từ gỗ đinh hương trang trí cho nội thất phòng khách.
Khay trà gỗ đinh hương vàng
Sập từ gỗ đinh hương
Giường và ốp tường từ gỗ đinh hương
Giường ngủ gỗ đinh hương rất được ưa chuộng bởi màu sắc đẹp, độ bền cao và mùi hương dịu nhẹ giúp tâm trí thư thái.
Tủ bếp từ gỗ đinh hương
Không chỉ chế tác thành các món nội thất sử dụng trong nhà, gỗ đinh hương còn làm ván gỗ ốp tường trang trí, vừa tạo sự đồng bộ với bàn ghế, vừa tăng sự sang trọng cho không gian.
Gỗ đinh hương làm nội thất, ốp trần, ốp cột, ốp tường vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa khẳng định đẳng cấp của gia chủ
Cửa võng, lộc bình từ gỗ đinh hương chế tác theo lối truyền thống mang tới vẻ đẹp mộc mạc và đậm chất Việt cho không gian.
Trên đây là những thông tin cơ bản về gỗ đinh hương, dòng gỗ quý, hiếm, đắt đỏ được người Việt ưa chuộng từ xưa đến nay trong chế tác nội thất. NamZ mong rằng bài viết cung cấp thêm cho bạn nhiều kiến thức hữu ích để dễ dàng lựa chọn được loại gỗ phù hợp cho công trình.